Sơn Chống Hà Cho Tàu Biển
Sơn Chống Hà Cho Tàu Biển
Hà biển được coi là mối đe dọa của tàu thuyền biển. Bởi vì đi biển với những con hà bám đầy làm giảm tốc độ di chuyển. Tiêu hao nhiên liệu, phá hỏng lớp sơn bảo vệ gây ăn mòn và rỉ sét tốn chi phí cho việc sữa chữa. Để chống hà bám vào vỏ tàu người ta phải sử dụng các loại sơn chống hà tàu biển. Việc này đã mang lại lợi ích kinh tế cho chủ tàu về nhiều phương diện.
Trước hết là giảm tiêu hao nhiên liệu, kéo dài thời gian lên dốc giữa kỳ, nâng cao tính linh động. Tuy nhiên các loại sơn chống hà tàu biển truyền thống rất độc hại với môi trường, sinh vật biển và con người.
Sơn chống hà tàu biển: Là loại sơn phủ 2 thành phần, được sản xuất trên cơ sở nhựa vinyl và nhựa thông, bột oxyt đồng 1, một số chất độc hữu cơ khác, dung môi và phụ gia.
Dùng làm sơn phủ chống hà, rong rêu, tảo. Trong hệ thống sơn Epoxy chống hà để bảo vệ cho tàu, thuyền (vỏ sắt, vỏ gỗ). Các kết cấu sắt thép thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước biển. Sơn chống hà tàu biển không những bảo vệ mà còn mang lại vẻ đẹp cho con tàu qua các đặc điểm:
– Khô nhanh.
– Chống mài mòn.
– Chịu nước và nước biển rất tốt.
– Bám dính rất tốt trên bề mặt hệ sơn Epoxy, Cao su clo hóa đã được làm sạch.
Sử dụng sơn chống hà cho từng loại tàu biển:
* Đối với tàu vỏ sắt:
Khi bề mặt có nước, hơi ẩm, dầu mỡ, các vết gỉ sét cũng như các vết bẩn khác, đều không thích hợp để sơn.
– Bề mặt lớp sơn trước thích hợp phải khô hoàn toàn, sạch. Không bị hư hỏng, không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp. Nhằm rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
– Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…). Nên dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.
– Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là một công việc cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, nếu bề mặt được chuẩn bị tốt thì màng sơn sẽ bám dính tốt vào bề mặt lớp sơn trước. Do đó nâng cao được tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Ngược lại, nếu chuẩn bị bề mặt không tốt. Thì màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc gây phá hủy màng sơn và bề mặt nền.
* Đối với tàu vỏ gỗ:
Tàu đóng mới :
– Dùng máy chà, chà nhẵn bề mặt gỗ.
– Gỗ đóng tàu phải khô hoàn toàn (độ ẩm còn lại trong gỗ < 5%). Sạch không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
– Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…). Dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.
Tàu cũ lên đốc sửa chữa.
– Do tàu hoạt động thường xuyên dưới nước. Nên nước đã ngấm vào trong các thớ gỗ. Khi lên đốc sửa chữa phải phơi (hoặc dùng không khí nóng) thổi cho gỗ đóng tàu khô hoàn toàn. Dùng máy chà, chà sạch lớp sơn cũ, dùng matit trám đầy vào các lỗ khuyết, mối ghép, chà phẳng, rồi mới được sơn. Nếu hơi ẩm trong lớp gỗ còn quá cao >5%. Thì sau khi sơn xong hơi ẩm trong lớp gỗ tiếp tục bay hơi. Có thể sẽ làm cho màng sơn bị bong tróc.
Trả lời