Posted by: Tân Bình An HD Category: Tin ngành sơn, Tin tức Comments: 0 Post Date: Tháng Một 23, 2018

Quy Trình Thi Công Sơn Chống Cháy

Quy Trình Thi Công Sơn Chống Cháy

Quy trình thi công sơn chống cháy dành cho sắt thép hiện nay rất phức tạp. Nó dễ gây hư hỏng nếu sai quy trình. Do hệ sơn này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao trong thi công. Mặt khác, thực hiện rất nhiều lớp sơn nên dễ xảy ra sự cố. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn từng bước đạt hoàn thiện lớp phủ CC nhanh chóng mà đơn giản nhất. Trước khi thực hiện nên tìm hiểu rõ về sản phẩm này.

Sơn chống cháy là lớp phủ đặc biệt trên bề mặt kim loại. Nhằm bảo vệ khi xảy ra sự cố cháy nổ. Lớp sơn có tính chất cảm biến nhiệt rất nhạy, khi cảm nhận được nhiệt độ giới hạn. Tự động trương phồng tạo ra bức tường dày ngăn chặn lửa. Đồng thời tạo ra các khí không bắt lửa như CO2,.. Làm giảm nhiệt độ ngọn lửa giúp cho kết cấu sắt thép luôn dưới 400 độ C đứng vững trong đám cháy với thời gian 90 phút – 120 hoặc 150 phút.

Nhưng do từng sản phẩm chống cháy khác nhau nên qui trình kỹ thuật sơn rất khó cho người sử dụng. Vì vậy chúng tôi đã tạo nên hệ sơn acrylic một thành phần đơn giản và dễ sử dụng trong mọi điều kiện thông thường. Khả năng chống nhiệt độ ngọn lửa đến 1200 độ C, tự động trương phồng lên 120 lần, tạo lớp chắn lửa 120 mm. Trong thời gian lên đến 150 phút. 

Quy Trình Thi Công Sơn Chống Cháy

Bước 1: Xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại

Bước đầu tiên rất quan trọng, quyết định mức độ thẩm mỹ và khả năng bảo vệ của sơn. Trong công nghiệp, thường sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi, nước để làm sạch bề mặt kim loại số lượng lớn. Phải đạt tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên.

Bước 2: Phun lớp sơn chống rỉ phù hợp

Hiện tại, kim loại chia làm hai sản phẩm: mạ và không mạ kẽm. Về hướng dẫn chọn sơn phù hợp, hãy xem chi tiết tại bài viết. Phải đạt độ dày khoảng 50 µm – 80 µm. Thời gian khô sờ được khoảng 30 phút. 

Bước 3: Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy Acrylic Benzo

Hãy thực hiện theo bảng hướng dẫn dưới đây dành cho hệ chống cháy Acrylic, sau khi hoàn thiện nên dùng dụng cụ đo độ dày sơn để so sánh.

Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc

Trong hệ thống, lớp phủ màu không thể thiếu trong giải pháp bảo vệ chống rỉ và chống cháy. Bởi lớp sơn chống cháy không thể dùng làm đẹp. Đòi hỏi cần thêm một lớp phủ phù hợp để tạo màu sắc đẹp. Tuy nhiên phải có độ dày sơn phủ trong khoảng từ 40 – 60 µm.

Bước 5: Tiến hành nghiệm thu công trình

Sử dụng dụng cụ đo độ dày để đạt được tiêu chuẩn về thời gian chống cháy do nhà sản xuất quy định. Đồng thời màng sơn phải đẹp có độ thẫm mỹ cao.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


xe gom rác | cơ khí vân chàng | xe gom rác | bánh xe đẩy | hộp đồng hồ nước | hộp bảo vệ đồng hồ nước | xe đẩy hàng 2 bánh | xe đẩy hàng 4 bánh | Decal dán kính | giấy dán kính | phụ kiện giàn giáo nêm | Xe đẩy hàng | Xe gom rác | hộp bảo vệ đồng hồ nước | chống sét | chống sét nhà xưởng | kim thu sét