Những lưu ý khi sơn tàu biển
Lưu ý khi tiến hành sơn tàu biển
Quy trình sơn tàu biển cần phải lưu ý những gì? Là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của đa số người dùng có nhu cầu sử dụng sơn tàu biển. Thấu hiểu được vấn đề này, Đại lý sơn 247 sẽ cùng các bạn điểm qua những lưu ý khi tiến hành sử dụng loại sơn này trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Sơn tàu biển cần chú ý những gì ?
Trong quy trình sơn tàu biển, công đoạn xử lý bề mặt chính là bước quan trọng nhất mà người dùng cần đặc biệt quan tâm. Đây là giai đoạn phải xử lý một cách cẩn thận, đúng kỹ thuật và không được ẩu. Xử lý bề mặt tốt sẽ giúp lớp sơn của tàu kéo dài được tuổi thọ từ đó đảm bảo độ bền của vỏ tàu.
7 bước làm sạch bề mặt thi công sơn tàu biển
– Làm sạch bề mặt, loại bỏ các lớp bẩn dầu mỡ, bụi bẩn, rỉ sắt …
– Cạo các rỉ sét, bị bong, rộp
– Loại bỏ phần rỉ sét còn lại bằng cách dùng bàn chà sắt quay, đĩa nhám,..
– Đánh nhám và chuyển tiếp các lớp sơn dày, kim loại cho bề mặt bằng phẳng
– Sơn dặm lớp kim loại bị rỉ
– Đánh nhám các vùng bề mặt cũ
– Cuối cùng, rửa sạch bằng nước để bỏ tạp chất, bụi bẩn và chờ khô để có thể sử dụng.
Cụ thể các bước xử lý bề mặt trước khi sơn tàu biển
Việc xử lý bề mặt trước khi sơn tàu biển có 7 bước cở bản trên, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng loại tàu mới hay cũ, bằng gỗ hay sắt… mà có những bước xử lý khác nhau. Vì vậy chúng tôi phân tích cụ thể từng bước xử lý bề mặt trong bài viết dưới đây.
Tàu vỏ sắt
Bề mặt trước khi tiến hành sơn tàu biển sơn cần phải khô, sạch và không được có nước, hoặc hơi ẩm, nhất là dầu mỡ cũng như các vết gỉ sét và các tạp chất khác. Nếu nói theo đúng chuyên ngành là bề mặt phải được xử lý theo tiêu chuẩn ISO8504.
Đối với bề mặt mới chưa xử lý: phải làm sạch bề mặt bằng cách phun hạt đạt tiêu chuẩn, tùy theo mục đích sử dụng.
Đối với bề mặt đã có lớp sơn cũ: Bề mặt trước khi thi công sơn tàu biển phải khô, sạch, không bị hư, không có khuyết tật trên bề mặt.
Đối với bề mặt đã được sơn lớp sơn chống gỉ: Bề mặt phải khô, sạch, không bị hư hại cũng như không có các tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ bám vào.
Tàu vỏ gỗ
Tàu đóng mới: Khi tiến hành xử lý bề mặt trước khi sơn tàu biển bạn dùng máy chà để chà nhẵn bề mặt gỗ. Gỗ dùng để đóng tàu phải khô hoàn toàn, sạch không bám các tạp chất. Nếu có các tạp chất dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch để khô rồi mới sơn.
Tàu cũ: Do tàu hoạt động thường xuyên dưới nước, khi lên đốc sửa chữa trước khi tiến hành sơn tàu biển thì phải phơi (hoặc dùng không khí nóng) thổi cho gỗ đóng tàu khô hoàn toàn. Sau đó tiếp tục sử dụng máy chà làm sạch lớp sơn cũ, rồi dùng matit trám đầy vào các mối ghép, lỗ khuyết, làm phẳng rồi mới được sơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thông tin thêm về báo giá sơn tàu biển, các loại sơn tàu biển, quy trình sơn tàu biển, công ty sản xuất sơn tàu biển, sơn tàu biển epoxy, sơn tàu biển jotun, sơn tàu biển hải phòng, sơn tàu thuyền … bằng cách gỏ những từ khóa này vào google hoặc nhanh nhất và tốt nhất bạn nên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về sơn tốt nhất và hiểu rõ nhất.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÂN BÌNH AN HD
Nhà phân phối sơn Sigma tại Việt Nam
Address: Khu 2, thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương
Website: http://tanbinhan.vn – http://sonsigma.vn – http://sonsigma.com
Phone: 0913 602 574 – 0979 850 217 – (03)203 520 168
Email: Tanbinhansaigon@gmail.com – tanbinhan.hd@gmail.com
Trả lời