Hôm nay 15/3, bão Mặt Trời sẽ đến Trái Đất, và đây là cảnh báo của NOAA
Một cơn bão điện từ sẽ tới Trái Đất trong ngày 14 đến 15/3/2018, theo dự đoán của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).
Cơn bão Mặt Trời sẽ tới Trái Đất 15/3
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay: “Một cơn bão địa từ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chúng ta vào khoảng ngày 14 đến 15 tháng 3. Cực quang có lẽ sẽ được thấy rõ rệt ở các vĩ độ cao”.
NOAA cũng cho biết cơn bão này sẽ thuộc mức G – 1 (Bão nhỏ) và có thể lên mức G – 2 (Bão trung bình) tùy thuộc vào cách mà các phân tử mang điện tích từ cơn bão đánh vào Trái Đất.
Cuối tuần trước, một vụ nổ lớn đã xảy ra trên bề mặt Mặt Trời vào mùng 6 đến mùng 7 tháng 3 hay còn gọi là bừng sáng Mặt Trời, điều này khiến các nhà khoa học lo ngại rằng, vào 2 ngày 14 và 15/3/2018 các phân tử điện tích (bão Mặt Trời) sẽ di chuyển tới Trái Đất.
NOAA cảnh báo về cơn bão Mặt Trời trên Twitter. Ảnh: Chụp màn hình
Tệ hơn, cơn bão này lại đến đúng khi xảy ra “vết nứt điểm phân” (equinox crack) của từ trường Trái Đất thường diễn ra vào 20/3 và 23/9 mỗi năm. “Vết nứt” này làm cho từ trường bảo vệ Trái Đất bị yếu đi khiến cho các phân tử điện tích có thể thâm nhập sâu vào bề mặt.
Trong đó, hiện tượng cực quang có thể sẽ được quan sát rõ và nhiều lần trong thời gian sắp tới, những địa điểm sẽ xảy ra cực quang bao gồm: một phần Scotland, phía bắc nước Anh, Bắc Mỹ (Michigan, Maine)
Bão Mặt Trời bắn ra các hạt điện tích mạnh tới Trái Đất. Ảnh: NASA
Theo NOAA, cơn bão sẽ phá hỏng hệ thống liên lạc vô tuyến, hệ thống định vị GPS khiến các chuyến bay bị hoãn lại, thậm chí hệ thống liên lạc của hải quân hay trên các vệ tinh, cảm biến của NASA cũng bị ảnh hưởng nặng nề, gây nguy hiểm tới phi hành gia.
Cơn bão Mặt Trời sẽ tới Trái đất hôm nay 14/3
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay: “Một cơn bão địa từ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chúng ta vào khoảng ngày 14 đến 15 tháng 3. Cực quang có lẽ sẽ được thấy rõ rệt ở các vĩ độ cao”.
NOAA cũng cho biết cơn bão này sẽ thuộc mức G – 1 (Bão nhỏ) và có thể lên mức G – 2 (Bão trung bình) tùy thuộc vào cách mà các phân tử mang điện tích từ cơn bão đánh vào Trái Đất.
Cuối tuần trước, một vụ nổ lớn đã xảy ra trên bề mặt Mặt Trời vào mùng 6 đến mùng 7 tháng 3 hay còn gọi là bừng sáng Mặt Trời, điều này khiến các nhà khoa học lo ngại rằng, vào 2 ngày 14 và 15/3/2018 các phân tử điện tích (bão Mặt Trời) sẽ di chuyển tới Trái Đất.
NOAA cảnh báo về cơn bão Mặt Trời trên Twitter. Ảnh: Chụp màn hình
Tệ hơn, cơn bão này lại đến đúng khi xảy ra “vết nứt điểm phân” (equinox crack) của từ trường Trái Đất thường diễn ra vào 20/3 và 23/9 mỗi năm. “Vết nứt” này làm cho từ trường bảo vệ Trái Đất bị yếu đi khiến cho các phân tử điện tích có thể thâm nhập sâu vào bề mặt.
Trong đó, hiện tượng cực quang có thể sẽ được quan sát rõ và nhiều lần trong thời gian sắp tới, những địa điểm sẽ xảy ra cực quang bao gồm: một phần Scotland, phía bắc nước Anh, Bắc Mỹ (Michigan, Maine).
Bão mặt trời nguy hại đến mức nào?
Bão Mặt Trời sẽ khiến hiện tượng cực quang xuất hiện nhiều vào vài ngày tới. Ảnh: NOAA
Theo NOAA, cơn bão sẽ phá hỏng hệ thống liên lạc vô tuyến, hệ thống định vị GPS khiến các chuyến bay bị hoãn lại, thậm chí hệ thống liên lạc của hải quân hay trên các vệ tinh, cảm biến của NASA cũng bị ảnh hưởng nặng nề, gây nguy hiểm tới phi hành gia.
Mùa hè này, NASA cũng sẽ đưa tàu vũ trụ Parker Solar Probe lên không gian và sẽ là con tàu tiến gần Mặt Trời nhất nhằm nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động của ngôi sao quan trọng gần chúng ta nhất.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, NOAA, Cetusnews
Trả lời