Posted by: Tân Bình An HD Category: Tin tức khác Comments: 0 Post Date: Tháng Hai 26, 2022

5 sai lầm khi F0 tự điều trị tại nhà

Xông hơi, đánh gió nhiều lần; lạm dụng kháng viêm corticoid; dùng quá nhiều thuốc bổ hay sử dụng hai loại kháng sinh… là những sai lầm trong điều trị F0 cần lưu ý.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga), cho biết khi nCoV xâm nhập cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ chiến đấu với virus và biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, mất vị giác, khứu giác… Nhiều F0 tự điều trị bằng các phương pháp không đúng khoa học, hoặc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, điều này có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là 5 sai lầm khi F0 tự điều trị tại nhà, cần lưu ý:

Xông hơi, đánh gió nhiều lần mỗi ngày

Xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus mà chỉ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên nhiều hơn một lần mỗi ngày. Nếu ngạt mũi nhiều, nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, dùng thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B.

Dùng kháng viêm corticoid khi SpO2 (nồng độ oxy trong máu) trên 95%.

Đây là vấn đề nhiều F0 mắc phải mà bác sĩ Hoàng gặp khi tham gia tư vấn online chăm sóc điều trị F0 tại nhà. Thuốc kháng viêm corticoid chủ yếu là Dexamethasone 0,5 mg; Methylprednisolon 16 mg hoặc 4 mg. Đây là nhóm thuốc dễ bị lạm dụng nhất và có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, rất nhiều F0 dùng không đúng. Theo bác sĩ, kháng viêm corticoid bản chất là thuốc ức chế miễn dịch, khi cơ thể đang sốt cao, chiến đấu quyết liệt chống lại virus, mà lại đưa corticoid vào sẽ làm ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, như vậy càng tạo cơ hội cho virus tấn công, điều này rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh trở nặng.

“Khi chỉ số SpO2 trên 95%, chưa phải thở oxy thì tất cả các nghiên cứu cho đến nay đều khuyến cáo mạnh mẽ: chống chỉ định dùng corticoid”, bác sĩ cho hay.

Dùng quá nhiều loại thuốc không tác dụng

Nhiều người khi biết mình F0 hoặc thuộc đối tượng nguy cơ cao vội vàng tìm mua các loại thuốc không được kiểm chứng rõ ràng, được cho là phòng chống lây nhiễm tốt, điều này hoàn toàn sai lầm. Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được sự xâm nhập của virus, tuy nhiên đó là một quá trình lâu dài và cần kết hợp nhiều yếu tố khác như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý. Không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày. Điều bạn cần làm là thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng các dung dịch có chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần.

Biển cảnh báo gia đình có người cách ly y tế tại xã Tân Phú, huyện Quốc Oai hồi tháng 7/2021. Ảnh: Võ Hải
Biển cảnh báo gia đình có người cách ly y tế tại xã Tân Phú, huyện Quốc Oai hồi tháng 7/2021. Ảnh: Võ Hải

Dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch

Nhiều bà mẹ khi gửi hình ảnh các loại thuốc đang dùng cho con mình đang nhiễm Covid-19, có tới 3-4 loại vitamin C, hoặc 3-4 loại đều có kẽm, điều này là hoàn toàn không cần thiết. Hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vitamin C, viatmin D liều cao… có thể giúp người bệnh Covid-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.

Mỗi ngày, F0 chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt. Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, bạn có thể chọn loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.

Sử dụng hai loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn

Các loại kháng sinh dùng đường uống hiện nay chủ yếu 3 nhóm, trên vỉ thuốc hoặc hộp thuốc, có dòng chữ nhỏ có kèm theo số mg hàm lượng. Thứ nhất là nhóm marcolid: erythromycine, azithromycine, clarithromycine… Thứ hai là nhóm beta-lactam: amoxicillin/clavulanic, amoxicillin/sulbactam, cephalexine, ceforuxime, cefixime, cefpodoxime… Thứ ba là nhóm quinolon: ciprofloxacine, levofloxacine…

Trước hết, bác sĩ Hoàng khẳng định, kháng sinh không có tác dụng gì với virus. Thực tế, một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn bởi khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn. Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những người lúc bình thường hay viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang… cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng.

Tuy nhiên, không nên dùng tới hai loại để dự phòng, chỉ một kháng sinh dự phòng là đủ. Một số người dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến hai loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công. Ngoài ra, nếu dùng không đúng sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng. Bác sĩ khuyến cáo F0 không được tự ý dùng kháng sinh mà cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Theo https://vnexpress.net/

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÂN BÌNH AN HD

Nhà phân phối sơn Sigma tại Việt Nam

Address: Khu 2, thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương

Website: http://tanbinhan.vn – http://sonsigma.vn – http://sonsigma.com
Phone: 0913 602 574 – 0979 850 217 – (03)203 520 168
Email: Tanbinhansaigon@gmail.com – tanbinhan.hd@gmail.com

Chúng tôi chuyên cung cấp các loại: Sơn tàu biển, sơn sigma, sơn công nghiệp, sơn thuyền, sơn tàu, sơn chống hà…

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


xe gom rác | cơ khí vân chàng | xe gom rác | bánh xe đẩy | hộp đồng hồ nước | hộp bảo vệ đồng hồ nước | xe đẩy hàng 2 bánh | xe đẩy hàng 4 bánh | Decal dán kính | giấy dán kính | phụ kiện giàn giáo nêm | Xe đẩy hàng | Xe gom rác | hộp bảo vệ đồng hồ nước | chống sét | chống sét nhà xưởng | kim thu sét