Posted by: Tân Bình An HD Category: Tin ngành sơn, Tin tức Comments: 0 Post Date: Tháng Một 8, 2018

Quy trình sơn tàu biển

Quy trình sơn tàu biển

Việc tạo nên vẻ đẹp cho những con tàu và vẻ đẹp đó được bảo vệ dài lâu theo thời gian dưới tác động của môi trường xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào quy trình sơn tàu biển. Hay chính là chất lượng của việc thi công sơn tàu biển.

     Vậy, quy trình sơn tàu biển như thế nào để đạt được chất lượng tốt nhất. Giúp các loại tàu biển luôn được bảo vệ và bền đẹp dưới mọi thời tiết. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý khách hàng quy trình sơn tàu biển hiệu quả nhất.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công, dụng cụ và phương pháp thi công sơn tàu biển.

1.1. Chuẩn bị bề mặt:

     Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là một công việc cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, nếu bề mặt được chuẩn bị tốt thì màng sơn sẽ bám dính tốt vào bề mặt nền. Do đó nâng cao được tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Ngược lại, nếu chuẩn bị bề mặt không tốt thì màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc gây phá hủy màng sơn và bề mặt nền.

a. Tàu vỏ sắt

  • Bề mặt cần sơn phải khô, sạch, không được có nước, hơi ẩm, dầu mỡ. Các vết gỉ sét cũng như các tạp chất khác (Bề mặt phải được xử lý theo tiêu chuẩn ISO8504.)
  • Đối với bề mặt mới chưa xử lý. Độ sạch : phải làm sạch bề mặt bằng cách phun hạt đạt tiêu chuẩn Sa 2,5 (ISO 8501-1: 1998). Có thể chấp nhận làm sạch bằng cơ học đạt tiêu chuẩn tối thiểu St2. (ISO 8501-1: 1998), tùy theo mục đích sử dụng.
  • Đối với bề mặt đã được sơn lớp sơn chống gỉ: Bề mặt phải sạch, khô, không bị hư hại và không có các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn v.v bám vào.
  • Đối với bề mặt đã có lớp sơn cũ : phải khô, sạch, không bị hư, đảm bảo xử lý hết những khuyết tật trên bề mặt.

b. Tàu vỏ gỗ

* Tàu đóng mới :

  • Dùng máy chà, chà nhẵn bề mặt gỗ.
  • Gỗ đóng tàu phải khô hoàn toàn (độ ẩm còn lại trong gỗ < 5%), sạch không bám các tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn. Nếu có các tạp chất bẩn (dầu, mỡ) dùng dung môi thích hợp rửa thật sạch, làm khô rồi mới được sơn.
  • Nếu bề mặt lớp sơn trước có các tạp chất bẩn (bụi, đất cát…) dùng nước ngọt sạch rửa sạch, thổi gió cho khô hoàn toàn, sau đó mới được sơn.

* Tàu cũ

  • Do tàu hoạt động thường xuyên dưới nước, nên nước đã ngấm vào trong các thớ gỗ. Khi lên đốc sửa chữa phải phơi (hoặc dùng không khí nóng) thổi cho gỗ đóng tàu khô hoàn toàn, dùng máy chà, chà sạch lớp sơn cũ, dùng matit trám đầy vào các lỗ khuyết, mối ghép, chà phẳng, rồi mới được sơn.
  • Nếu hơi ẩm trong lớp gỗ còn quá cao >5%, thì sau khi sơn xong hơi ẩm trong lớp gỗ tiếp tục bay hơi, có thể sẽ làm cho màng sơn bị bong tróc.

1.2. Dụng cụ và phương pháp thi công

a. Súng phun

  • Đây là phương pháp nhanh, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, luồng sơn được phun ra với một áp lực cao nên có khả năng chui sâu và bám chắc được vào bề mặt nền (đặc biệt là với bề mặt bị rỗ nhiều).
  • Màng sơn phủ đều hơn, bóng hơn. Có khả năng sơn được một lớp sơn dày hơn so với phương pháp dùng cọ lăn
  • Tuy nhiên, khi dùng súng phun thì ở những nơi có không gian nhỏ hẹp, thông thoáng không tốt rất khó sơn đều được.
  • Thợ sơn đòi hỏi phải có tay nghề
  • Tỷ lệ sơn hao hụt lớn hơn so với các phương pháp khác
  • An toàn lao động cần phải được chú trọng (vì một luồng sơn được phun ra với một áp lực cao có thể làm tổn thương đến con người nếu miệng vòi phun tác động trực tiếp đến con người, bụi sơn rất dễ bay vào miệng nếu trang bị bảo hộ không tốt).

b. Dùng cọ lăn

  • Tốc độ sơn nhanh hơn so với cọ sơn
  • Dễ sơn ở những khu vực khó tiếp cận
  • Làm ướt bề mặt sơn kém
  • Không nên dùng cho lớp sơn đầu tiên (lớp lót)
  • Dễ tạo bọt khí cho màng sơn
  • Chỉ sơn được mỏng, phải sơn nhiều lớp thì mới đạt được chiều dày theo quy định
  • Khả năng bám dính của màng sơn lên bề mặt kém hơn so với phương pháp dùng súng phun
  • Dùng chổi (cọ sơn)
  • Chỉ dùng cọ để sơn cho những vị trí nhỏ mà các phương pháp trên không sử dụng được
  • Khi dùng chổi sơn nên quét ngang một lượt sau đó quét dọc
  • Chú ý khi sơn để đạt được chiều dày quy định

Bước 2: Quy trình sơn tàu biển

  • Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng, bề mặt và phần tàu cần sơn mà lựa chọn các loại sơn tàu biển sao cho phù hợp nhất. như các loại sơn tàu biển cao su clo hóa, sơn phủ màu tàu biển, sơn chống rỉ tàu biển, sơn chống hà

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


xe gom rác | cơ khí vân chàng | xe gom rác | bánh xe đẩy | hộp đồng hồ nước | hộp bảo vệ đồng hồ nước | xe đẩy hàng 2 bánh | xe đẩy hàng 4 bánh | Decal dán kính | giấy dán kính | phụ kiện giàn giáo nêm | Xe đẩy hàng | Xe gom rác | hộp bảo vệ đồng hồ nước | chống sét | chống sét nhà xưởng | kim thu sét