Posted by: Tân Bình An HD Category: Tin ngành sơn, Tin tức Comments: 0 Post Date: Tháng Một 30, 2018

Tàu Gì Hiệu Quả Nhất Cho Ngư Dân

Tàu Gì Hiệu Quả Nhất Cho Ngư Dân

Nói đến tàu cá vươn khơi xa ai cũng nghĩ đến tàu sắt hoặc loại tàu gỗ truyền thống. Thế nhưng, loại tàu vỏ làm bằng composite (ngư dân gọi là tàu nhựa) lại đang là xu thế lựa chọn của nhiều ngư dân ở tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt là những người chuyên đánh bắt ở ngư trường Trường Sa.

Chính phủ đã có chủ trương dành 10.000 tỉ đồng vốn vay ưu đãi để đóng tàu sắt. Với mục tiêu xây dựng đội tàu đánh bắt hiệu quả cho ngư dân. Thực tế không chỉ tàu sắt, việc sử dụng tàu gỗ. Thậm chí tàu composite có phát huy hiệu quả hay không. Điều này còn phụ thuộc rất lớn vào loại hình đánh bắt, ngư trường cũng như trang thiết bị.

“Tàu nhựa” vươn khơi

Dù nắng xế chiều oi nồng đổ xuống cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Nhưng một số ngư dân vẫn tụm lại đứng xem chiếc tàu composite “khủng” số hiệu KH 91111 TS của ngư dân Phan Quang Tấn (ở P. Phước Đồng, TP Nha Trang) đang neo đậu tại đây. Ngư dân Nguyễn Văn Dũng ở tỉnh Bình Định trầm trồ: “Chiếc tàu hoành tráng quá, khi nãy nó chạy vô cảng nghe tiếng máy nhẹ hõm”.

Tàu cá vỏ composite “khủng”

Chiếc tàu to lớn như một ngôi nhà. Nổi bật hơn hẳn nhờ được sơn màu xám bạc chứ không phải màu xanh. Như các tàu cá vỏ gỗ khác đang neo đậu ở cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ này. Dưới hầm máy, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Phan Quang Tấn cùng ba người khác nhễ nhại mồ hôi. Tay chân đầy dầu mỡ đang lắp thêm một chiếc máy nữa phía sau chiếc máy chính to lớn. Quệt giọt mồ hôi lăn trên má, anh Tấn tự hào: “Đây là tàu nhựa lớn nhất tỉnh Khánh Hòa đấy. Tôi lắp thêm cái máy 300CV bên cạnh máy chính 510CV để thắp sáng giàn đèn cao áp. Dùng câu cá ngừ và để làm máy phụ phòng khi máy chính bị sự cố”.

Kể về duyên nợ đến với chiếc tàu nhựa này.

Anh Tấn cho biết bốn năm trước người em ruột của anh mua lại một chiếc tàu composite của nước ngoài bỏ bãi. Đem về cải hoán rồi đi đánh bắt xa bờ. Điều bất ngờ là hiệu quả kinh tế cao hơn so với tàu vỏ gỗ. Tiếp tục tìm hiểu đến giữa năm 2013. Thời điểm chiếc tàu vỏ gỗ bảy năm tuổi của anh phải tu sửa như thường lệ sau mỗi mùa đánh bắt cá ngừ đại dương.

Anh Tấn bàn với vợ quyết định không sửa nữa mà bán luôn. Vét hết của cải dành dụm, vay mượn thêm của người thân và ngân hàng đầu tư đóng chiếc tàu composite này. “Hơn 20 năm làm nghề biển, tôi đã sở hữu ba chiếc tàu vỏ gỗ rồi. Khoảng năm năm đầu tàu rất tốt. Nhưng sau đó thường hư hỏng vặt, gỗ mục, tàu xuống cấp nhanh, bảo dưỡng khá tốn kém. Do vậy, tôi quyết định không đóng mới tàu gỗ nữa. Mà làm luôn cái tàu vỏ nhựa này, có đắt hơn chút đỉnh nhưng lợi nhiều thứ và xài cả đời luôn” – anh Tấn kể.

Tàu anh Tấn đóng có kích thước khá lớn: dài 24m, rộng 6,4m. To hơn nhà phố để vừa làm nghề chính câu cá ngừ đại dương. Đồng thời có thể đi trong lộng làm nghề trủ và cũng dễ dàng làm tàu hậu cần, dịch vụ khi có điều kiện.

Hiệu quả hơn tàu vỏ gỗ, vỏ sắt

Tàu gỗ đóng mới thì sau 5-7 năm là phần vỏ mục nhiều, sửa chữa liên tục. Còn tàu nhựa phải 3-4 năm mới “làm nước” một lần. Mà chỉ cần chạy lên một bãi cạn, tự mình hoặc thuê nhân công cạy hàu bám. Sơn nhẹ lại và tốn nhiều lắm cũng chừng 10 triệu đồng/lần” – ông Phúc phân tích.

 

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


xe gom rác | cơ khí vân chàng | xe gom rác | bánh xe đẩy | hộp đồng hồ nước | hộp bảo vệ đồng hồ nước | xe đẩy hàng 2 bánh | xe đẩy hàng 4 bánh | Decal dán kính | giấy dán kính | phụ kiện giàn giáo nêm | Xe đẩy hàng | Xe gom rác | hộp bảo vệ đồng hồ nước | chống sét | chống sét nhà xưởng | kim thu sét